Nén 3 trục thuộc nhóm các thí nghiệm đặc biệt dành cho đất yếu. Vì vậy khi khoan khảo sát về, nếu không yêu cầu thì phòng thí nghiệm sẽ không thực hiện thí nghiệm này, chúng ta cần lưu ý vấn đề này.
Về mục đích sử dụng, nếu tuyến cần xử lý bằng các biện pháp thoát nước thẳng đứng như giếng cát hoặc bấc thấm thì mới cần, còn lại các biện pháp xử lý khác thì không cần. Tuy nhiên tại thời điểm khảo sát thì mình cũng không thể biết chắc công trình sau này có dùng thoát nước thẳng đứng hay không,vì vậy tốt nhất là đề cương khảo sát cứ đưa vào, thừa còn hơn thiếu.
Thí nghiệm này cũng không cần làm quá nhiều như nén cố kết hoặc cắt cánh, số lượng mẫu làm thí nghiệm này chỉ cần 5% tổng số mẫu thí nghiệm là được.
Cách thưc hiện của thí nghiệm này gồm có 2 bước chính
+ Bước 1: Mẫu sẽ được chế bị hình trụ, bọc ni lông và đưa vào buồng thí nghiệm có chứa nước. Sau đó người ta sẽ tăng áp lực lên mẫu bằng cách tăng áp lực thủy tính để mô phỏng lại áp lực hiện trường σvz của đất.
+Bước 2: Tăng tải trọng phía trên lên cho đến khi mẫu phá hủy, mô phỏng tải trọng gây ra do nền đắp σz.
Nén 3 trục có 3 mô hình, sự khác nhau giữa các mô hình do việc điều khiển đóng,mở van thoát nước dưới đáy mẫu
+ CU - Consolidation Undrained: Van thoát nước được mở ở bước 1 để mẫu được thoát nước và cố kết. Ở bước 2 khi nén phá hủy mẫu thì đóng van không cho mẫu thoát nước.
+ UU - Unconsolidation Undrained: Van thoát nước đóng trong cả 2 bước.
+ CD: Consolidation Drained: Van thoát nước được mở ở bước 1 để mẫu được thoát nước và cố kết. Ở bước 2 khi nén phá hủy mẫu thì mở van cho mẫu thoát nước ra dưới tác dụng.
CD là mô hình hiếm gặp và ở Việt Nam cũng không las nào làm cả nên mình bỏ qua chỉ nói về 2 cái đầu tiên là CU và UU.
1 mẫu thí nghiệm để nén 3 trục CU sẽ được chia thành 3 mẫu con (mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3, mỗi mẫu được thí nghiệm với áp lực nước thủy tĩnh (σ3) khác nhau và tăng dần, trong hình ví dụ , mình đang giả sử là 5T/m2, 8T/m2 và 10T/m2. Trong quá trình chịu áp lực thủy tính, van phía dưới được mở để nước có thể thoát ra.
Sau đó ở mỗi mẫu, tăng dần tải trọng thẳng đứng (σ1)phía trên lên đến khi mẫu phá hủy thì tải trọng thẳng đứng để phá hủy các mẫu 1, 2, 3 là: 9T/m2, 12 T/m2, 14T/m2. Van phía dưới đóng lại troong
Ta thấy như sau:
+ Mẫu 1 cần tăng σ1 - σ3 =11 - 5 = 6T/m2 để phá hủy
+ Mẫu 2 cần tăng σ1 - σ3 = 15 - 8 = 7T/m2 để phá hủy
+ Mẫu 3 cần tăng σ1 - σ3 = 18 - 10 = 8T/m2 để phá hủy
Tại sao lại có sự khác nhau này: Lý do là khi chịu áp lực thủy tĩnh, với mô hình CU thì van thoát nước được mở => mẫu cố kết dưới tác dụng của áp lực thủy tĩnh nên sức chịu tải tăng lên
Áp lực thủy tĩnh càng lớn thì mẫu cố kết càng nhiều dẫn đến các mẫu có sức chịu tải tăng dần theo thứ tự 1, 2, 3. Do đó cần lực tăng lên nhiều hơn (σ1 - σ3) để phá hủy.
Mục đích của thí nghiệm này để mô phỏng lại quá trình nền đất yếu được cố kết tại các thời điểm khác nhau ví dụ mẫu 1 tương ứng với nền sau 1 năm, mẫu 2 là sau 3 năm và mẫu 3 là nền sau 5 năm.
Thời gian càng lâu thì nền được cố kết càng nhiều và sức chịu tải tăng lên càng nhiều.
Bây giờ vẽ một hệ trục tọa độ có trục hoành là trục ứng suất. Lần lượt đưa các giá trị σ1 và σ3 của 3 mẫu 1, 2, 3 lên. Với mỗi mẫu vẽ một vòng tròn với đường kính bằng σ1 - σ3 . Như vậy ta được 3 vòng tròn với đường kính lớn dần. Vẽ một đường tiếp tuyến với 3 vòng tròn này. Góc tạo bởi đường tiếp tuyến đó với phương ngang chính là góc φCU. Thông số m = tan φCU đặc trưng cho tốc độ tăng sức chịu tải của lớp đất đang xét trong quá trình cố kết.
Tương tự như mô hình CU, với mô hình UU thì 1 mẫu thí nghiệm được chia thành 3 mẫu con (mẫu 1, mẫu 2, mẫu 3, mỗi mẫu được thí nghiệm với áp lực nước thủy tĩnh (σ3) khác nhau và tăng dần, trong hình ví dụ , mình đang giả sử là 5T/m2, 8T/m2 và 10T/m2.
Sau đó ở mỗi mẫu, tăng dần tải trọng thẳng đứng (σ1 )phía trên lên đến khi mẫu phá hủy thì tải trọng thẳng đứng để phá hủy các mẫu 1, 2, 3 là: 9T/m2, 12 T/m2, 14T/m2.
Ta thấy như sau:
+ Mẫu 1 cần tăng σ1 - σ3 =9 - 5 = 4T/m2 để phá hủy
+ Mẫu 2 cần tăng σ1 - σ3 = 12 - 8 = 4T/m2 để phá hủy
+ Mẫu 3 cần tăng σ1 - σ3 = 14 - 10 = 4T/m2 để phá hủy
Tại sao với mô hình UU, ứng suất tăng lên để phá hủy là như nhau: Lý do là khi chịu áp lực thủy tĩnh, với mô hình UU thì van thoát nước luôn đóng => nước không thoát ra được => mẫu KHÔNG được cố kết dưới tác dụng của áp lực thủy tĩnh nên với 3 mẫu ở 3 áp lực thủy tính khác nhau, sức chịu tải của mẫu vẫn không đổi.
Mục đích của thí nghiệm này để mô phỏng lại quá trình nền đất yếu bị phá hủy ngay trong quá trình đắp, khi mà đất chưa được cố kết.
Bây giờ vẽ một hệ trục tọa độ có trục hoành là trục ứng suất. Lần lượt đưa các giá trị σ1 và σ3 của 3 mẫu 1, 2, 3 lên. Với mỗi mẫu vẽ một vòng tròn với đường kính bằng σ1 - σ3 . Như vậy ta được 3 vòng tròn với đường kính bằng nhau. Vẽ một đường tiếp tuyến với 3 vòng tròn này. Đường này sẽ gần như nằm ngang, vị trí giao cắt của đường này với trục tung chính là giá trị lực dính của đất. Hay nói cách khác giá trị lực dính (c) lấy ra thí nghiệm này sẽ xấp xỉ (σ1 - σ3)/2. Theo ví dụ trên c= 2 T/m2.
Lực dính c lấy từ thí nghiệm này chính là lực dính c ban đầu của lớp đất yếu, được sử dụng để đưa vào mô hình kiểm toán ổn định trượt geoslope. Khi mô hình trong geosolpe sử dụng mô hình Undrained (khai báo c khác 0 và φ=0 ) lý do dùng mô hình Undrained là vì lực dính c này xác định được khi phá hủy đất mà mẫu không được thoát nước và không được cố kết.
Nén 3 trục UU có mô hình thí nghiệm giống như cắt cánh hiện trường (đều phá hủy đất khi đất không được cố kết) nên trong trường hợp không có cắt cánh hiện trường thì có thể dùng UU để thay thế. Tuy nhiên không khuyến khích điều này vì cắt cánh hiện trường vó độ chính xác cao hơn nén 3 trục rất nhiều vì không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan.
Trong trường hợp không có cắt cánh và không có nén 3 trục UU. Thì lấy giá trị cắt phẳng để đưa vào kiểm toán geoslope, lúc này dùng mô hình Mohn-colomb (khai báo cả c và φ) để kiểm toán. Đây là trường hợp có độ tin cậy thấp nhất vì dùng cắt phẳng thí nghiệm đất yếu sẽ không chính xác do đã quy định trước mặt phá hủy cho mẫu đất mà thực tế thì đất yếu nó không bị phá hủy như vậy.
Trong trường hợp xử lý bằng giếng cát và bấc thấm mà không có nén 3 trục CU. Có thể lấy góc φCU = 15 độ để làm cơ sở tính độ tăng sức chịu tải của các lớp đất yếu trong quá trình cố kết