09613 888 75

KNOW EARTH TO SAVE THE ROAD

Hướng dẫn sử dụng bảng tính xác định thời điểm dỡ tải bằng phương pháp Asaoka

Hướng dẫn sử dụng bảng tính xác định thời điểm dỡ tải bằng phương pháp Asaoka
  • 447 Lượt xem
  • Ngày tạo: 13/12/2024
  • Cập nhật: 14/12/2024

Lưu ý quan trọng

     Bảng tính của mình gồm nhiều sheet. Trong đó có những sheet màu đỏ là các sheet các bạn cần nhập thông số đầu vào. Còn các sheet khác là các sheet trung gian để tự động tính toán, các bạn tuyệt đối không sửa đổi gì ở những sheet này. Trong các sheet màu đỏ, có những quy định sau:

      + Các ô có nền màu xanh lá cây nhạt và chữ màu đỏ là những ô để nhập số liệu,

      + Các ô có nền màu xanh lá cây nhạt và chữ màu đỏ và có viền mầu đỏ là những ô để nhập liệu, tuy nhiên dữ liệu đã có sẵn rồi, bạn chỉ cần bấm mũi tên xổ xuống để chọn.

      + Các ô khác là những ô mình đặt công thức tự động, các bạn tuyệt đối không chỉnh sửa.

     Đặc biệt lưu ý rằng các thao tác như xóa dòng, xóa cột cũng sẽ làm hỏng bảng tính, các bạn không thực hiện các thao tác như vậy.

     Các bảng tính của mình đều có code VBA, vì vậy, để bảng tính có thể chạy được trên phần mềm excel, chúng ta thiết lập excel theo hướng dẫn tại ĐÂY, chúng ta chỉ cần thiết  lập một lần duy nhất thôi nhé.

1. Khai báo các thông số yêu cầu trong hồ sơ thiết kế

Khai báo các thông số yêu cầu trong hò sơ thiết kế

     📝 U yêu cầu: Độ cố kết yêu cầu của phân đoạn xử lý được đưa ra trong hồ sp thiế kế

     📝 St gần nhất: Độ lún cộng dồn từ thời điểm bắt đầu thi công đến ngày quan trắc cuối cùng

     📝 Ngày: Ngày quan trắc cuối cùng tính từ thời điểm bắt đầu thi công

2. Nhập số liệu quan trắc

Các điểm quan trắc

      Nhập các điểm quan trắc vào bảng trên, mỗi điểm quan trắc gồm các thông tin:

      📝 Ngày: Ngày theo lịch

      📝 Ngày cộng dồn: Ngày cộng dồn từ ngày bắt đầu thi công đến thời điểm quan trắc

      📝Độ lún cộng dồn: Độ lún cộng dồn từ ngày bắt đầu thi công đến thời điểm quan trắc

     Các điểm quan trắc phải có thời gian cách đều nhau, như trên hình, khoảng thời gian giữa các điểm quan trắc là 7 ngày (222 - 215 =7; 215 - 208 = 7...). Thường nhập từ 5=> 10 điểm quan trắc.

     Sau khi nhập xong các điểm quan trắc, đường xu thế (đường thẳng đi qua các điểm có tung độ Si và hoành độ Si-1) và đường phân giác (đường thẳng đi qua các điểm có tung độ Si, hoành độ Si) tự động được vẽ lên trục tọa độ, phương trình đường xu thế ( trong hình là y= 0.6751x + 0.064) cũng tự dộng được bảng tính xác định và vẽ lên đồ thị.

     Lưu ý là đồ thị sẽ tự động cập nhật theo số lượng các điểm quan trắc, các bạn không câng phải kéo lại vùng dữ liệu vẽ đồ thị nhé.

    3. Dự báo độ lún cuối cùng theo phương pháp Asaoka

Dự báo độ lún cuối cùng theo phương pháp Asaoka

      Trong bước này, bảng tính tự động xác định độ lún cuối cùng Sc (chính là tọa độ điểm giao cắt giữa đường phân giác và đường xu thế). Dựa vào độ lún tại thời điểm quan trắc cuối cùng (St gần nhát)  đã khai báo ở bước 1, tính ra độ cố kết tại thời điểm quan trắc gần nhất (Ut). So sánh với độ cố kết yêu (U yêu cầu) cầu trong hồ sơ thiết kế (khai báo ở bước 1).

     Nếu Ut >Uyêu cầu => OK.

     Nếu Ut < Uyêu cầu => NOT OK, bảng tính sẽ tự động hiện ra phần "DỰ BÁO THỜI GIAN KẾT THÚC GIA TẢI" như hình dưới:

Dự báo thời điểm dỡ tải

      Mục này sẽ tính ra số ngày cần chờ thêm từ thời điểm quan trắc cuối cùng. Như trên hình thì cần chờ thêm 38 ngày nữa mới dỡ tải được.

      Như vậy là mình đã hướng dẫn xong cách sử dụng bảng tính ASAOKA. Trong quá trình tính toán, mọi thắc mắc các bạn đặt câu hỏi trong Hỏi đáp 24/7, mình sẽ trả lời trong ngày.