Trong lĩnh vực khảo sát địa chất, việc bố trí thí nghiệm hợp lý không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn đảm bảo tính chính xác và giá trị dữ liệu phục vụ cho tính toán thiết kế và xử lý nền móng. Dưới đây là những kinh nghiệm thực tiễn đúc rút từ quá trình triển khai các dự án khảo sát địa chất phức tạp.
Việc bố trí thí nghiệm nén cố kết trên tất cả các lỗ khoan là không cần thiết và làm loãng giá trị dữ liệu. Thay vào đó:
+ Lựa chọn 1–2 lỗ khoan sâu nhất, có mặt cắt địa chất điển hình và đầy đủ các lớp đất yếu của khu vực khảo sát. Nếu là công trình dạng tuyến thì khoảng 1- 2km lựa chọn ra một lỗ khoan đễ thực hiện tùy theo khối lượng mẫu cố kết theo đề cương được duyệt
+ Thí nghiệm nén cố kết được thực hiện từ lớp đất yếu trên cùng đến lớp đáy của lỗ khoan, đảm bảo đánh giá đúng sự thay đổi độ cố kết theo chiều sâu và giúp tổng hợp dữ liệu thuận tiện cho tính toán lún cố kết.
+Tránh làm giàn trải trên các lỗ khoan nông hoặc ít lớp đất yếu, để tiết kiệm chi phí và thời gian, đồng thời tập trung nguồn lực vào các mẫu đại diện.
+ Cắt cánh hiện trường là thí nghiệm cực kỳ quan trọng trong khảo sát nền móng, đặc biệt tại các khu vực có đất yếu. Thí nghiệm này cung cấp dữ liệu về sức kháng cắt không thoát nước (Su), tham số quyết định trong tính toán hệ số an toàn Kmin và phân tích ổn định nền.
+ Nên thực hiện thí nghiệm cắt cánh tại ít nhất 50% tổng số lỗ khoan, đảm bảo dữ liệu đại diện cho khu vực khảo sát.
+ Trong từng lỗ khoan được chọn, cần thực hiện đầy đủ thí nghiệm ở tất cả các lớp đất yếu, tránh bỏ sót các lớp có khả năng gây rủi ro lún hoặc trượt.
+ Kết quả thí nghiệm này ảnh hưởng trực tiếp đến lựa chọn giải pháp xử lý nền móng và tính toán sức chịu tải an toàn cho công trình.
+ Nén 3 trục CU (Consolidated Undrained) là phương pháp xác định tốc độ gia tăng sức kháng cắt của đất yếu theo thời gian cố kết, đặc biệt hữu ích trong các dự án có biện pháp gia tải trước hoặc xử lý bằng bấc thấm hoặc giếng cát
+Ưu tiên bố trí thí nghiệm cho các lớp đất yếu ngay sát mặt nền thiên nhiên, nơi chịu tải trọng trực tiếp và có nguy cơ trượt cao nhất.
+Với các lớp đất yếu sâu hơn, chỉ nên chọn một số vị trí tiêu biểu để thực hiện thí nghiệm, nhằm tiết kiệm chi phí và thời gian mà vẫn đảm bảo dữ liệu đủ tin cậy.
+Kết quả từ thí nghiệm nén 3 trục CU giúp dự báo sức chịu tải của các lớp đất trong tương lai, từ đó xác định được hệ số ổn đinh Kmin của công trình.
+Trong khảo sát địa chất, chất lượng dữ liệu quan trọng hơn số lượng thí nghiệm. Việc bố trí thí nghiệm hợp lý, tập trung vào các vị trí và lớp đất yếu then chốt sẽ mang lại dữ liệu giá trị, hỗ trợ chính xác cho công tác thiết kế và xử lý nền móng.
+Nén cố kết tập trung vào lỗ khoan sâu nhất, tiêu biểu cho khu vực khảo sát.
+Cắt cánh hiện trường thực hiện tại ít nhất 50% số lỗ khoan, đảm bảo đầy đủ các lớp đất yếu.
+Nén 3 trục CU ưu tiên các lớp đất sát nền, giảm tần suất cho các lớp sâu hơn.
Đây là những kinh nghiệm đã được chứng minh qua thực tiễn triển khai các dự án khảo sát địa chất lớn nhỏ, giúp đảm bảo khảo sát địa chất chính xác, tiết kiệm và hiệu quả.